TẠI SAO NÊN CHỌN LỤA SATIN LÀM ĐỒ NGỦ LÝ TƯỞNG?

Phụ nữ vốn dĩ đã là một bông hoa đẹp, lại trở nên huyền bí hơn, quyến rũ hơn khi khoác lên mình chiếc áo lụa là.

Satin là gì?

Satin là một trong ba loại dệt chính, cùng với dệt trơn và dệt thoi. Kiểu dệt satin tạo ra một loại vải có độ bóng, mềm và co giãn với đường xếp nếp đẹp mắt. Vải satin có đặc điểm là một mặt mềm, bóng, mặt còn lại xỉn màu hơn. Đây là kết quả của kỹ thuật dệt satin, và có nhiều biến thể về những gì xác định một kiểu dệt satin.

Nguồn gốc của Satin

Bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc, Satin sinh sau đẻ muộn vì thật chất không phải là một loại vải truyền thống mà được tạo ra nhờ kỹ thuật dệt đặc biệt, ngay từ ban đầu Satin chỉ được dệt bằng lụa tơ tằm, đây là loại sợi đáp ứng được độ dài cần thiết khi dệt vải Satin. Chính vì vậy Satin thường dành cho tầng lớp quý tộc, thượng lưu vì giá cả cao đi cùng sự mềm mại, bóng mượt và thu hút ánh nhìn.

Phân loại vải Satin.

  • Lụa satin: Là loại vải cao cấp, có độ óng tự nhiên và cực thu hút ánh nhìn. Vải thoáng mát, cực nhẹ, không bị tĩnh điện dính vào người trong mùa đông như các loại vải thường khác.
  • Cotton satin: Có thêm thành phần cotton nên giúp cho vải cứng và bền hơn. Khả năng thấm mồ hôi cũng tốt hơn nhiều so với loại vải lụa nhân tạo khác.
  • Chiffon satin: vải mỏng, nhẹ và không co giãn. Thường được dùng để may váy đầm, những đồ nội y…
  • Satin antique: Thường được dùng nhất để may các đồ nội thất như rèm cửa, bọc ghế..
  • Satin baronet: Đa dạng màu sắc, thường được dùng để may chăn ga gối…
  • Satin duchess: Nặng tay, khả năng giữ form tốt nên dùng để may váy cưới rất nhiều
  • Satin messaline: Bề mặt vải óng ả, có độ sáng cao cấp, giá thành cao nên được dùng để may những trang phục sang chảnh
  • Satin polyester: Độ bền cao, không bị nhăn như những loại vải thông thường. Được may chủ yếu cho áo khoác, áo blazer hay những chiếc áo choàng,...

Đặc điểm của lụa Satin

  • Chất liệu lụa Satin luôn là một vũ khí tối thượng nhằm triệt để sự gợi cảm, quyến rũ nhờ cái vẻ sang trọng luôn toát lên từ mọi góc nhìn.
  • Đặc tính bóng nhẹ, trơn mượt và ít nhăn, không biến dạng khi mặc.
  • Thân thiện với làn da: với các sợi chỉ dệt dài, lụa hạn chế sự ma sát, giúp da không bị mất đi độ ẩm tự nhiên, phù hợp với ngay cả làn da nhạy cảm, dễ kích ứng.
  • Thoáng mát và thoải mái: lụa không giữ không khí nên không làm da bị bí suốt cả đêm trong lúc da thực hiện quá trình bài tiết. Nếu có đổ mồ hôi, lụa cũng thấm hút và gỉai phóng độ ẩm nhanh chóng hơn các loại vải khác để tạo cảm giác khô thoáng.
  • Sự linh hoạt trong tính năng như ấm áp vào mùa đông và mát mẻ trong mùa hè.

Hướng dẫn chăm sóc vải lụa Satin.

  1. Nên giặt bằng tay.
  2. Nên dùng bột giặt nhẹ nhàng và không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh tránh gây phai màu và nhão vải.
  3. Không phơi sản phẩm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để làm ảnh hưởng tới màu sắc và độ bền của sợi vải.
  4. Không ủi dưới nhiệt độ cao.
  5. Nên treo đồ lụa tại một nơi riêng biệt trong tủ quần áo tránh chạm vào các sản phẩm khác gây rách và xước  vải.

Ngày nay, Satin được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau vậy nên bạn sẽ thấy có satin thô, cứng, có loại mềm, bóng khác nhau.

Tuy vậy, Lụa Satin vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi thiết kế các bộ đồ ngủ cao cấp vì có đủ các yếu tố cần thiết: sang trọng, đẹp đẽ cùng độ mềm mại tôn lên đường cong của cơ thể.

 

Để lại một bình luận